1. Ngành đào tạo: SƯ PHẠM NGỮ VĂN
- Mã ngành: 7140217
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Loại hình đào tạo: Chính quy
2. Tên văn bằng: Cử nhân Sư phạm Ngữ văn
3. Cơ sở cấp bằng: Trường Đại học Đồng Tháp
1.  Kiến thức
2.1. Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; pháp luật Việt Nam, quốc phòng - an ninh trong hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống;
2.2. Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản của Tâm lý học, Giáo dục học, Logic học, quản lý nhà trường và văn hóa Việt Nam vào việc tổ chức hoạt động dạy học Ngữ văn và hoạt động giáo dục ở trường phổ thông;
2.3. Hiểu và vận dụng được kiến thức chuyên môn toàn diện vào dạy học môn Ngữ văn và giáo dục học sinh ở trường phổ thông;
2.4. Vận dụng được kiến thức cơ bản về Văn học, Lí luận văn học, Ngôn ngữ, Hán văn để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn;
2.5. Vận dụng được các phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn, khai thác, phát triển được học liệu, phương tiện dạy học hiệu quả để xử lý tốt các tình huống dạy học, giáo dục;
2.6. Phân tích đánh giá được trình độ nhận thức, năng lực người học, nhu cầu phát triển năng lực người học để lựa chọn mức độ kiến thức, kĩ năng, phương pháp giáo dục cho phù hợp.
 
2. Kĩ năng
2.1. Kĩ năng chung
2.1.1. Thực hiện được hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học, giáo dục và hướng nghiệp;
2.1.2. Đạt trình độ tin học và ngoại ngữ theo quy định của Nhà trường;
2.1.3. Thích nghi với điều kiện dạy học và giáo dục;
2.1.4. Có kĩ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm;
2.1.5. Có kĩ năng tìm kiếm và tự tạo việc làm.
2.2. Kĩ năng chuyên môn
2.2.1. Thực hiện được các bài thuyết trình; tuyên truyền, thuyết phục được người nghe trong những nhiệm vụ cụ thể của nghề nghiệp; 
2.2.2. Tổ chức hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh;
2.2.3. Vận dụng được các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của người học trong học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông;
2.2.4. Kĩ năng ứng dụng các tri thức đã học vào nghiên cứu, giảng dạy, tổ chức hoạt động trải nghiệm về khoa học Ngữ văn cho học sinh trong môi trường giáo dục đa văn hóa;
2.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.
 
3. Phẩm chất đạo đức
3.1 Thực hiện đúng các quy định về đạo đức nhà giáo, quy chế dân chủ trường phổ thông;
3.2 Mẫu mực trong tác phong nhà giáo, tâm huyết với nghề, tận tuỵ với công việc;
3.3 Có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp;
3.4 Có lòng nhân ái, bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng của người học;
3.5 Có ý thức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 
4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
4.1. Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
4.2. Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân;
4.3. Lập kế hoạch, điều phối, quản lí các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động;
4.4. Nhận thức được nhu cầu và có khả năng lập kế hoạch học tập suốt đời. 
 
5. Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
5.1. Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề và giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài;
5.2. Chuyên viên phụ trách môn Ngữ văn ở phòng/sở Giáo dục và Đào tạo;
5.3. Nghiên cứu viên ở trung tâm văn hóa, viện nghiên cứu về các lĩnh vực ngôn ngữ học, văn học;
5.4. Biên tập viên, phóng viên cho các đài phát thanh, truyền hình; Biên tập viên cho tòa soạn báo địa phương, trung ương, nhà xuất bản và truyền thông;
5.5. Chuyên viên trong các cơ quan, tổ chức liên quan kiến thức về khoa học xã hội, các cơ quan quản lí giáo dục, các tổ chức xã hội,…

Tin mới đăng

Liên kế Web


  • Copyright 2019 - Phòng Đào tạo, All Rights Reserved