1. Ngành đào tạo: NGÔN NGỮ ANH
- Mã ngành: 7220201
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Loại hình đào tạo: Chính quy
2. Tên văn bằng: Cử nhân Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Biên phiên dịch Tiếng Anh)
3. Cơ sở cấp bằng: Trường Đại học Đồng Tháp
1. Kiến thức
1.1. Kiến thức cơ bản
- Có kiến thức cơ bản về những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác–Lê Nin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; về khoa học xã hội và nhân văn, quốc phòng an ninh và giáo dục thể chất. 
1.2. Kiến thức về ngôn ngữ - văn hóa
- Nắm vững, vận dụng được kiến thức về những hiện tượng ngôn ngữ - văn hóa phổ quát, các cấu trúc diễn ngôn/văn bản tiếng Việt, và giao thoa ngôn ngữ - văn hóa giữa tiếng Việt và tiếng Anh. 
1.3. Kiến thức về ngôn ngữ Anh/tiếng Anh, giao tiếp bằng tiếng
- Nắm vững kiến thức và vận dụng phân tích được những hiện tượng thường gặp về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng trong hệ thống ngôn ngữ Anh; 
- Nắm vững kiến thức và vận dụng phân tích được những biểu hiện hành vi, nguyên tắc hoạt động nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh. 
1.4. Kiến thức về hoạt động dịch thuật   
- Nắm vững và vận dụng được các kiến thức về phương pháp, dạng thức, thủ thuật, trình tự của hoạt động biên – phiên dịch Anh – Việt và Việt – Anh.  
- Nắm vững những kiến thức về các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công việc biên – phiên dịch Anh – Việt và Việt – Anh.    
- Biết nhận xét, đánh giá chất lượng các sản phẩm (thông qua các bản dịch viết, diễn ngôn nói) biên – phiên dịch Anh – Việt và Việt – Anh.  
1.5. Kiến thức sử dụng công nghệ dịch thuật 
- Vận dụng được những kiến thức về các thiết bị, công cụ hỗ trợ cho các hoạt động dịch thuật liên quan nghề nghiệp.  
1.6. Kiến thức hỗ trợ khác 
- Có kiến thức về ngoại ngữ thứ 2, đạt trình độ chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định hiện hành của Trường Đại học Đồng Tháp. 
- Ứng dụng các kiến thức đã học vào việc xây dựng và triển khai các công trình nghiên cứu khoa học cơ bản về dịch thuật Anh – Việt và Việt – Anh.  
- Hiểu rõ, vận dụng tổng hợp các kiến thức liên quan về giáo dục học ngôn ngữ, bản ngữ và ngôn ngữ thứ hai/ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn.
 
2. Kỹ năng
2.1. Kỹ năng sử dụng tiếng Anh
- Đạt trình độ tương đương bậc 5/6 tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
2.2. Kỹ năng triển khai hoạt động dịch thuật
- Phối hợp thành thạo các thao tác trong hoạt động lên kế hoạch dịch thuật Anh – Việt và Việt – Anh (các dạng văn bản/diễn ngôn khác nhau).   
- Kết hợp tốt các thao tác trong hoạt động tổ chức, quản lý thực hiện các tiến trình, các bước biên – phiên dịch Anh – Việt và Việt – Anh (các dạng văn bản/diễn ngôn khác nhau). 
2.3. Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động dịch thuật 
- Triển khai tốt các thao tác trong các hoạt động tự kiểm tra, đánh giá các hoạt động dịch thuật của bản thân và trong tư cách là thành viên của nhóm/tổ liên quan.  
2.4. Kỹ năng xử lý, giải quyết các tình huống/vấn đề nghiệp vụ 
- Thực hiện thành thạo các thao tác xử lý, giải quyết các tình huống/vấn đề gặp phải, tìm giải pháp thay thế trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
2.5. Kỹ năng mềm
2.5.1. Kỹ năng làm việc theo nhóm và đàm phán 
- Thành thục các thao tác trong các hoạt động làm việc theo nhóm, đàm phán, truyền đạt vấn đề và giải pháp đến người khác trong chuyên môn nghề nghiệp và cuộc sống. 
2.5.2. Kỹ năng giao tiếp và tạo lập quan hệ
- Thành thục các thao tác, hành vi giao tiếp (bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Việt) và tạo lập quan hệ trong nghiệp vụ, chuyên môn và cuộc sống thường nhật. 
- Biết cách áp dụng linh hoạt, phù hợp cách thức giao tiếp khác nhau (bằng tiếng Anh, tiếng Việt) để chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng đến người khác trong việc triển khai nghiệp vụ, chuyên môn và cuộc sống thường nhật.   
2.5.3. Kỹ năng quản lý thời gian 
- Biết áp dụng thành thạo các phương pháp quản lý thời gian, lên kế hoạch triển khai công việc phù hợp trong tác nghiệp và cuộc sống thường nhật. 
2.5.4. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả 
- Phối hợp thành thục các thao tác tổ chức thực hiện công việc có hiệu quả trong nghiệp vụ, chuyên môn và cuộc sống thường nhật.
2.6. Kỹ năng sử dụng công nghệ 
- Thành thục các thao tác sử dụng các thiết bị, công nghệ thông dụng nói chung và sử dụng trong chuyên môn nghiệp vụ nói riêng.  
2.7. Kỹ năng khởi nghiệp
- Áp dụng kiến thức chuyên môn và thực tiễn, biết cách thức tự tạo việc làm cho bản thân và cho người khác.
 
3. Phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
Hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân, có ý thức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3.2. Nhận thức về nghề nghiệp
Có niềm tin và lý tưởng đúng đắn về nghề nghiệp bản thân.
3.3. Đạo đức nghề nghiệp
Nghiêm túc thể hiện các hành vi đạo đức nghề nghiệp và phát huy các truyền thống đạo đức trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
 
4. Mức tự chủ và trách nhiệm
4.1. Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đổi với nhóm.
4.2. Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.
4.3. Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.
4.4. Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.
4.5. Đánh giá chất lượng công việc, từ đó có những điều chỉnh phù hợp, không ngừng cải tiến hiệu quả công việc.
 
5. Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
Nhóm 1: Hướng dẫn viên du lịch, 
Nhóm 2: Biên-phiên dịch tiếng Anh, 
Nhóm 3: Trợ lí giám đốc trong các doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước;
Nhóm 4: Biên tập viên, phát thanh viên ở các đài phát thanh-truyền hình địa phương hoặc trung ương;
Nhóm 5: Chuyên viên biên-phiên dịch tại phòng/bộ phận hợp tác quốc tế sở ngoại vụ các tỉnh thành, trường đại học.   

Tin mới đăng

Liên kế Web


  • Copyright 2019 - Phòng Đào tạo, All Rights Reserved